Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

DINH DƯỠNG - THỨC ĂN NUÔI THỎ

DINH DƯỠNG - THỨC ĂN NUÔI THỎ
 
Thức ăn cho thỏ gồm có 2 nhóm: nhóm thức ăn thô và nhóm thức ăn tinh. Nhóm thức ăn thô được sử
dụng với khối lượng tương đối lớn (gồm thức ăn thô xanh, thô khô và củ quả), nhưng dinh dưỡng thấp,
chủ yếu cung cấp chất xơ cho thỏ. Thức ăn tinh ít nước, ít xơ, có giá trị dinh dưỡng cao và thỏ chỉ sử
dụng với khối lượng rất nhỏ.
Thỏ là loài gia súc có khả năng tiêu hóa nhiều chất xơ, sử dụng tốt các loại rau, củ quả và các phụ phẩm
nông nghiệp. Tuy nhiên, muốn tăng năng suất trong chăn nuôi thỏ cần phải bổ sung thêm các loại thức
ăn tinh bột, đạm, khoáng, sinh tố ở dạng premix hoặc ở dạng thức ăn giàu chất dinh dưỡng đó. Điều
quan trọng là phải biết phối hợp tốt khẩu phần thức ăn cho thỏ theo nhu cầu dinh dưỡng ở từng giai
đoạn phát triển của thỏ.
I. DINH DƯỠNG
   Cũng như các loại gia súc khác, thỏ cũng cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, như:
1. Chất bột đường (tinh bột)
   Có nhiều trong các thức ăn hạt như lúa, bắp, khoai mì,… Các chất này trong quá trình phân hóa sẽ
được phân giải thành đường để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Đối với thỏ giai đoạn vỗ béo cần tăng dần lượng thức ăn tinh bột trong khẩu phần; thỏ hậu bị phải khống
chế lượng thức ăn tinh để tránh làm thỏ mập dẫn đến vô sinh; đối với thỏ nuôi con cần  tăng lượng thức
ăn tinh bột trong vòng 20 ngày đầu vì trong giai đoạn này thỏ mẹ vừa phải phục hồi sức khỏe, vừa phải
tiết sữa nuôi con sau đó nhu cầu tinh bột cần ít hơn.
2. Chất đạm
   Đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và sinh trưởng của cơ thể. Thỏ mẹ trong thời kỳ
mang thai và nuôi con nếu thiếu chất đạm thỏ con sơ sinh nhỏ, sức đề kháng kém, sữa mẹ ít dẫn đến tỷ
lệ nuôi sống đàn con thấp. Thỏ sau cai sữa nếu thiếu đạm sẽ còi cọc, chậm lớn, dễ bệnh.
3. Chất xơ
   Là yêu cầu thiết yếu trong khẩu phần thức ăn nhằm đảm bảo hoạt động sinh lý tiêu hóa bình thường
của thỏ. Tỷ lệ xơ trong khẩu phần không được thấp hơn 8%, hoặc cao hơn 16% nếu không sẽ gây rối
loạn tiêu hóa.
Nguồn cung cấp chất xơ chủ yếu từ cỏ, các loại rau trong tự nhiên như rau lang, rau muống, bìm bìm,…
Có thể tận dụng các phụ phẩm từ rau, củ như lá bông cải, ngọn cà rốt,… làm thức ăn cho thỏ rất tốt. Tuy
nhiên, cần lưu ý thức ăn rau xanh cần phải rửa sạch và làm giảm lượng nước chứa trong rau (phơi ở
trong mát) trước khi cho ăn đề phòng rối loạn tiêu hóa.
4. Vitamin (sinh tố)
   Quan trọng nhất là các loại vitamin A, B, D và E. Nếu thiếu vitamin A thỏ sinh sản kém hoặc rối loạn
sinh lý sinh sản, Thỏ con chậm lớn, dễ bệnh. Thiếu vitamin E, thai phát triển kém, thỏ con dễ chết lúc sơ
sinh; Thỏ đực giống không hăng, tinh trùng kém hoạt lực dẫn đến tỷ lệ đậu thai thấp. Vitamin B và D rất
quan trọng đối với thỏ giai đoạn sau cai sữa và vỗ béo.
5. Các chất khoáng
   Cũng khá quan trọng như đối với các loại gia súc khác. Nếu thiếu Canxi, Phospho thì thỏ con còi cọc,
chậm lớn; thỏ giống sinh sản kém, hay bị chết thai.
6. Nước uống
   Thỏ ăn nhiều rau củ quả nên lượng nước uống không nhiều nhưng vẫn phải đảm bảo cung cấp đủ
nước sạch và mát. Nên thiết kế hệ thống cung cấp nước uống tự động để cho thỏ uống tự do.
Liên hệ quảng cáo :Đỗ Xuân Vui sđt:01656.235.769
http://www.youtube.com/watch?v=d-leuJCAswA
https://sites.google.com/site/bocauphapgiong/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét